Trường THCS Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

http://thcsdientruong.dienchau.edu.vn


QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG

  PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM   
 TRƯỜNG THCS DIỄN TRƯỜNG                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       
   
 
 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN
Trường THCS Diễn Trường   
 
(Bản thảo trình hội nghị các tổ chuyên môn góp ý kiến bổ sung, điều chỉnh)

 
 
 

Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cơ sở xây dựng quy chế
1.1 Trường THCS Diễn Trường là đơn vị sự nghiệp giáo dục do nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, quy chế hoạt động cơ quan là công cụ để mọi CB,VC phát huy quyền dân chủ trực tiếp của mình
1.2 Trên cơ sở  điều lệ trường THCS và các bộ luật : Luật giáo dục, luật lao động, luật viên chức, luật công đoàn; Nghị định 43/2006/CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Quyết định số 04/2000/BGD&ĐT về quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường. Quy chế này quy định trách nhiệm, chế độ làm việc, cơ chế quản lý tài sản, tài chính và các hoạt động khác tại trường THCS Diễn Trường .
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động, phạm vi điều chỉnh
2.1 Hoạt động của nhà trường trên nguyên tắc tập trung dân chủ : tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; công việc điều hành theo chế độ thủ trưởng.
2.2 Phạm vi điều chỉnh của quy chế là tất cả cán bộ, viên chức của trường bao gồm : Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, cán bộ văn phòng, nhân viên bảo vệ và học sinh trường THCS Diễn Trường
Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 3 .  Hiệu trưởng
3.1 Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, thực nhiệm vụ quyền hạn của mình theo Điều 19 điều lệ trường THCS ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch huyện và Trưởng phòng GD-ĐT về toàn bộ công việc thuộc thẩm quyền của mình, kể cả khi phân công cho phó hiệu trưởng hoặc các thành viên khác trong nhà trường.
3.2. Hiệu trưởng phụ trách chung toàn trường, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của cán bộ, viên chức trong nhà trường. Cùng với BCH công đoàn tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan;
3.3.Hiệu trưởng cải tiến lề lối làm việc, phân cấp quản lý để điều hành hoạt động nhà trường có hiệu quả. Sau khi phó hiệu trưởng, các tổ trưởng có ý kiến, hiệu trưởng đưa ra quyết định cuối cùng. Đối với những vấn đề không quy định phải thảo luận trong tập thể thì hiệu trưởng quyết định.
3.4 Việc bổ nhiệm cán bộ trong nhà trường, việc phân công công tác cho giáo viên được Hiệu trưởng bàn bạc dân chủ trong lãnh đạo trường, với các tổ chức, cá nhân có liên quan (lấy phiếu tín nhiệm khi cần) và thông báo bằng quyết định.
3.5 Hiệu trưởng quản lý tổ GVCN, sinh hoạt CM tại tổ KH xã hội và được đánh giá theo thông tư 29/2009 về chuẩn hiệu trưởng THCS vào cuối năm học
 
 
 
3.6. Phạm vi giải quyết công việc của hiệu trưởng:
- Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng GD-ĐT.
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, công tác kiểm tra công tác tham mưu với địa phương.
-Hiệu trưởng là chủ tịch các hội đồng được thành lập trong nhà trường, có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp các hội đồng theo kế hoạch.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch KTNB trường học, thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên môn giáo viên theo quy định
Điều 4: Phó hiệu trưởng
4.1. Phó hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo khoản 2 điều 19 điều lệ trường THCS theo Thông tư số 12/2011/TT của Bộ BGD&ĐT
4.2. Được phân công phụ trách các lĩnh vực: Chuyên môn dạy học (Bồi giỏi, phụ kém, các cuộc thi HS), CSVC dạy học; cảnh quan môi trường sư phạm, Vệ sinh trường học, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông. Được sử dụng quyền Hiệu trưởng đối với các lĩnh vực được phân công.
4.3. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia, kế hoạch bổ sung, sửa chửa CSVC về thư viện, thiết bị. Phụ trách công tác phổ cập THCS trên địa bàn xã
4.4. Phó hiệu trưởng điều hành công việc qua lịch chuyên môn và thời khóa biểu; Quản lý tổ KHTN, sinh hoạt chuyên môn với tổ KH tự nhiên, được đánh giá hàng năm theo thông tư 29/2009 về chuẩn hiệu trưởng phần trách nhiệm đảm nhận
4.5 Phạm vi giải quyết công việc của phó hiệu trưởng
- Điều hành  mọi hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền
- Chỉ đạo CSVC phục vụ dạy học, công tác vệ sinh, lao động trong trường , phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy, an toàn giao thông trong nhà trường
- Chuẩn bị nội dung, chỉ đạo các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (một tháng 2 lần  theo điều 16 của Điều lệ trường THCS);
- Kiểm tra toàn diện giáo viên, kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo kế hoạch KTNB.
- Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận làm các báo cáo đầu năm, cuối kỳ, cuối năm theo kế hoạch, duyệt số liệu trước khi hiệu trưởng ký
- Chỉ đạo bảo quản, lưu trữ, kiểm tra các loại hồ sơ phổ cập THCS, sổ đăng bộ học sinh, sổ điểm.
 Điều 5.  Tổ chuyên môn.
 5.1 Trường có 2 tổ chuyên môn, mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm học. Các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo Điều 16 của Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT của BGD-ĐT
5.2 Nhiệm vụ chung tổ chuyên môn
5.2.1 Xây dựng kế hoạch của tổ, duyệt kế hoạch cá nhân của tổ viên
5.2.2 Quản lý trực tiếp giáo viên ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; thảo luận và tổ chức thao giảng theo chuyên đề, thao giảng GVG các cấp.
5.2.3 Tổ chức thực hiện phong trào thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết SKKN, làm đồ dùng dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch của nhà trường.
5.2.4 Tổ chuyên môn đánh giá xếp loại giáo viên, đề xuất danh hiệu thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên thuộc tổ quản lý;
5.3 Tổ trưởng
5.3.1 Tổ trưởng điều hành công việc trong tổ, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những công việc được uỷ quyền giải quyết.
5.3.2 Tổ trưởng phải xây dựng kế hoạch công tác cụ thể theo tuần, tháng , học kỳ, năm học. Chương trình kế hoạch phải được Hiệu trưởng duyệt. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn một tháng 2 lần.
5.3.3 Tổ trưởng thường xuyên theo dõi và kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ viên trong tổ. Lên lịch dự giờ thăm lớp, phối hợp BGH kiểm  tra chuyên môn giáo viên trong tổ.
5.3.4.Theo dõi ngày công của GV, phân công việc dạy thay của GV trong tổ.
5.4 Tổ phó
5.4.1. Tổ phó được tổ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, và chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác được giao. 
Điều 6. Các hội đồng trong nhà trường
6.1. Hội đồng trường
- Hội đồng trường do chủ tịch huyện uỷ quyền Trưởng phòng GD&ĐT ra quyết định thành lập có nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng trường họp ít nhất một năm 2 lần
- Hội đồng trường hoạt động theo Điều 20 của Điều lệ trường THCS theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
6.2. Hội đồng sư phạm: Là tập thể cán bộ, viên chức trong toàn trường được hưởng lương từ nguồn ngân sach. HĐSP mỗi tháng họp 1 lần
6.3. Hội đồng chuyên môn:  được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, thực hiện kiểm tra nội bộ trường học; tổ chức triển khai các phong trào thi GVG, thi HSG, thi SKKN, thi làm đồ dùng dạy học trong nhà trường
6.4. Hội đồng thi đua khen thưởng : thành lập vào đầu mỗi năm học. HĐTĐKT cùng với BCH công đoàn, ban TĐHS tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường. HĐTĐKT xét các danh hiệu thi đua của cán bộ, viên chức, học sinh và đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua theo quy chế chi tiêu nội bộ .
6.5. Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét tốt nghiệp được thành lập theo quyết định của UBND huyện Diễn Châu. Hội đồng tuyển sinh làm việc theo Quy chế tuyển sinh, Hội đồng XTN làm việc theo Quy chế xét tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT
6.7. Ngoài các hội đồng trên, khi cần thiết hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn, các hội đồng thi trong nhà trường nhiệm vụ thành phần và thời gian hoạt động do hiệu trưởng quy định
Điều 7. Tổ văn phòng :
Trường THCS có một tổ văn phòng; Tổ văn phòng cùng với BGH nhà trường lập thành tổ Quản lý-Văn phòng có quy chế công tác riêng nhằm đảm bảo tốt công tác phục vụ dạy học và quản lý nhà trường .
Điều 8.  Giáo viên
8.1 Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường theo điều 31 điều lệ trường THCS, tuân thủ sự điều chỉnh của quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT về quy định đạo đức nhà giáo. Giáo viên được đánh giá theo thông tư 30/2009  chuẩn GV THCS vào cuối năm học
8.2 Thư ký HĐT: Giúp hiệu trưởng trong việc quản lí sắp xếp các loại hồ sơ nhà trường, ghi biên bản các cuộc họp của lãnh đạo trường, dự thảo các nghị quyết, quyết định, hoàn thành các báo cáo gửi lên cấp trên
8.3 Tổng phụ trách đội :
- Phụ trách công tác thi đua học sinh, duy trì nề nếp học tập, công tác bảo quản CSVC, chăm sóc giữ gìn cảnh quan môi trường sư phạm;
- Lên kế hoạch lao động và kiểm tra công tác lao động HS toàn trường.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động NGLL của trường, bảo quản CSVC thiết bị phục vụ cho công tác đội TNTP trong nhà trường .
8.4 Giáo viên chuyên trách CNTT :
- Phụ trách các công việc liên quan đến CNTT trong nhà trường, giúp hiệu trưởng tổ chức các kỳ thi qua mạng trong giáo viên, học sinh
- Tổ chức triển khai sử dụng phần mềm QLNT SMAS 2.0  hướng dẫn, phân quyền để mọi cán bộ, nhân viên trong trường thực hiện tốt sổ điểm điện tử trên mạng
- Cùng với hiệu trưởng Quản trị trang Website của trường.
Điều 9. Các đoàn thể trong nhà trường :
9.1.Chi bộ : Là tổ chức Đảng CSVN trong trường, lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật
9.2.Công đoàn : Là tổ chức của người lao động hoạt động theo điều lệ của tổ chức công đoàn. Công đoàn tổ chức và phối hợp cùng BGH để thực hiện các phong trào thi đua trong nhà trường
9.3 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường ; Tổ chức chính trị của đoàn thanh niên dưới sự chỉ đạo của chi bộ có trách nhiệm lãnh đạo liên đội xây dựng phong trào thanh thiếu niên trong nhà trường
9.4. Liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường xây dựng các phong trào thi đua, các hoạt động NGLL, rèn luyện đội viên theo kế hoạch của hội đồng đội các cấp
 
 CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC
Điều 10. Chế độ công tác, hội họp, báo cáo :
10.1 Giáo viên dạy 19 tiết tuần ( Kể cả công tác kiêm nhiệm và  bồi giỏi), Cán bộ tổ văn phòng làm việc 8 buổi /tuần ( 32 giờ/tuần ). Thực hiện đúng quy chế chuyên môn về hồ sơ, bài dạy, quy chế cho điểm xếp loại HS và các hoạt động khác theo quy định của trường;
10.2 Chế độ giảm định mức tiết dạy trong tuần đối với các chức danh kiêm nhiệm như sau :
- Chủ tịch CĐ, tổ trưởng CM, 3 tiết ;
- Tổng phụ trách đội kiêm lao động 13 tiết; GVCN lớp 5 tiết
- Trưởng ban TTND, Thư ký HĐT  2 tiết,
- Giáo viên phụ trách CNTT 2 tiết
-  Nữ giáo viên có con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống 3 tiết;
10.3  Mọi cán bộ, viên chức tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ, các sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng theo quy định. Các đoàn thể không tổ chức các cuộc họp vào thời gian dạy học chính khóa của chương trình
10.4 Thực hiện thời gian làm việc:
10.4.1 Giáo viên : Đến cơ quan trước khi dạy ít nhất 15 phút. Giáo viên chủ nhiệm phải đến sinh hoạt với lớp của mình, hoặc tổ chức cho lớp sinh hoạt 15 phút đầu buổi học, Mọi CB,GV đều tham dự giờ chào cờ đầu tuần.
10.5.3 Trường hợp nghỉ coi là có phép : Có giấy xin phép ( Theo mẫu) báo cáo với  tổ trưởng và được phân công dạy thay khi được HT đồng ý .
Điều 11 . Việc thực hiện báo cáo:
- Trách nhiệm soạn thảo các báo cáo: Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ văn phòng và thư ký HĐT soạn thảo tất cả các báo cáo định kỳ đầu năm, cuối kỳ, cuối năm theo kế hoạch, duyệt trước các số liệu ; Thư ký HĐT và cán bộ văn phòng chịu trách nhiệm trình bày văn bản trước khi Hiệu trưởng ký
- Các báo cáo đột xuất không định kỳ, các báo cáo về tài chính, ngân sách hiệu trưởng phân công cụ thể tùy theo tính chất công việc phụ trách
Điều 12 . Công tác bồi dưỡng HSG, GVG, công tác kiểm tra
12.1 GV bồi dưỡng HSG được giảm tiết dạy hàng tuần : Văn, Toán 4 tiết, các môn khác 3 tiết cho khối 9; Khối 6, 7, 8 : Văn, Toán 3 tiết, các môn khác 2 tiết
12.2 Mọi giáo viên được dự hội thi GVG một cách công bằng , khách quan theo đăng ký đầu năm học, khi đạt danh hiệu GVG cấp trường được quan tâm tạo điều kiện dự thi GVG cấp huyện
12.3 Công tác kiểm tra : Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học Và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học. Kết quả thực hiện công tác KTNB là căn cứ để xét thi đua và  xếp loại giáo viên, CBCC
Điều 13.  Chế độ học tập, tự bồi dưỡng thường xuyên
13.1  Mọi cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cá nhân theo từng năm học. Được trường tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tự bồi dưỡng, tự học tập năng cao năng lực chuyên môn.
13.2 Khuyến khích CB,VC mua STK để xây dựng tủ sách cá nhân, sắm máy vi tính. Nhà trường khuyến khích mọi người đọc sách báo, tài liệu dùng chung tại thư viện và sử dụng mạng internets của trường miễn phí.

13.3 Cán bộ giáo viên được soạn giáo án trên máy vi tính phải có hộp thư điện tử và sử dụng mọi giao dịch công tác qua hộp thư được lập, trực tiếp nhập điểm các môn trên phần mềm QLNT SMAS 2.0 theo hướng dẫn và phân quyền của giáo viên phụ trách CNTT trên mạng internet.

Chương  IV
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
 
Điều 14. Quản lý tài chính : Mọi nguồn thu chi trong trường thực hiện đúng quy định của ngành. Thực hiện thu chi tài chính theo luật tài chính, luật ngân sách và quy chế chi tiêu nội bộ đã được hội nghị CBCC thông qua. Hồ sơ chứng từ phải chặt chẽ, đúng quy định, lưu trữ không thời hạn
Điều 15. Quản lí tài sản :
15.1 Các phòng làm việc đều được trang bị các phương tiện làm việc, tất cả CSVC đều được kiểm kê theo dõi ở sổ tài chính, mọi hư hỏng,  mất mát về tài sản đều phải truy cứu trách nhiệm đền bù.
15.2 Tổng PT đội quản lý toàn bộ tài sản phòng đoàn đội : Bộ loa máy, tăng âm Micrô, đồ điện, các tài sản khác của đội TNTP Hồ Chí Minh trường
15.3 GVCN cùng với ban cán sự lớp chịu trách nhiệm bảo quản CSVC lớp học, trang trí lớp học theo quy định.
15.4 Không sử dụng máy in của trường để in các tài liệu cho cá nhân trong mọi trường hợp
Mọi giáo viên được sử dụng máy tại phòng tin học vào mạng Internet download tài liệu phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Nghiêm cấm chơi trò chơi trên máy trong giờ làm việc
Khuyến khích CB-CC-VC sử dụng mạng để phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng cao trình độ. Từ năm học 2013 – 2014 các văn bản chỉ đạo của trường sẽ được gửi vào Email của chung nên mọi CB,VC hàng ngày  phải mở Email để xem, phản hồi ý kiến và thực hiện.
 
Chương V
 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
16.1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường THCS Diễn Trường  gồm 5 chương, 16 điều, ... khoản được hội nghị CBCC ngày 20 tháng 9 năm 2013 biểu quyết thông qua và có hiệu lực kể từ ngày Hiệu trưởng ký ban hành. Việc thực hiện quy chế hoạt động này được đánh giá công bằng cho từng CB, VC; Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động này. Mọi quy định của trường trước đây trái với quy chế này đều bị huỷ bỏ và không còn giá trị.
16.2 Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc BCH công đoàn cùng với BGH xem xét chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế và các quy định mới của các cấp có thẩm quyền
                   HIỆU TRƯỞNG
 

Tác giả bài viết: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây